Màn nhựa PVC ngăn lạnh, ngăn bụi, ngăn côn trùng

Ngày nay, tại các xưởng sản xuất, chế xuất, các nhà máy chế biến các loại sản phẩm: điện tử, điện lạnh, thiết bị, thực phẩm, may mặc, dược phẩm, hóa mỹ phẩm,… Đều có nhu cầu sử dụng các hệ thống điều hòa, máy lạnh. Khi đó cần có các loại vách ngăn, tường ngăn, cửa để phân khu, quây phòng tránh thất thoát nhiệt năng, ngăn bụi, ngăn ồn, ngăn côn trùng xâm nhập. Một loại sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay và ngày càng được biết đến rộng rãi, sử dụng thay thế cho các loại vật liệu khác với nhiều ưu điểm vượt trội của nó, đó chính là màn nhựa PVC.

Rèm nhựa PVC ngăn xưởng sản xuất may mặc

Màn nhựa PVC ngăn xưởng hay còn gọi rèm nhựa pvc ngăn xưởng được sử dụng rất phổ biến trong các nhà máy, kho xưởng sản xuất, khu chế biến thực phẩm, bao bì, dược phẩm,...Màn nhựa pvc ngăn xưởng hay màn nhựa PVC nói chung là một loại màn nhựa dẻo, mềm mại, được sản xuất từ màng nhựa PVC nguyên sinh bằng chất liệu đặc biệt không có chất DOP gây hại cho sức khỏe con người và cho môi trường sản xuất.

Đặc Điểm Của Màn Nhựa PVC Ngăn Xưởng

  • Màn nhựa PVC có tính chất dẻo dai, mềm, mềm mại, độ đàn hồi tốt, không bị rách, nổ khi bị gấp mép hoặc cuộn tròn.
  • Màn nhựa PVC có màu sắc thanh nhã, thường là màu trong có thể nhìn xuyên qua giữa các phòng ban, dễ dàng cho việc quản lý công việc và con người.
  • Màn PVC có khả năng ngăn bụi, ngăn côn trùng hiệu quả
  • Không chứa chất độc hại, an toàn đối với thực phẩm, con người và môi trường làm việc.
  • Khả năng chống oxi hóa, chống ăn mòn axít tốt.
  • Màn PVC có khả năng ngăn lạnh, ngăn thất thoát nhiệt rất tốt, giúp giảm lượng điện tiêu thụ, tiết kiệm được chi phí.

Rèm nhựa PVC ngăn côn trùng được sử dụng phổ biến và rộng rãi

  • Tính linh động rất cao: Có thể lưu thông người hoặc xe thường xuyên mà không cần phải có tác động thêm của con người.
  • Độ bền của màn PVC cao, ít khi phải thay thế, bảo dưỡng.
  • Dễ dàng thi công, lắp đặt mà không cần phải có kỹ thuật phức tạp, thời gian thi công nhanh chóng, đơn giản.
  • Giá thành khá rẻ so với nhiều loại vật liệu khác nên nó có khả năng mang lại hiệu quả về kinh tế với chi phí đầu tư cơ sở vật chất ban đầu thấp.

Kích Thước Của Rèm Nhựa PVC

Cuộn rèm nhựa PVC

Độ dày 1.5mm x bề rộng 200mm x chiều dài 50m

Độ dày 2.0mm x bề rộng 200mm x chiều dài 50m

Độ dày 2.0mm x bề rộng 300mm x chiều dài 50m

Độ dày 3.0mm x bề rộng 200mm x chiều dài 50m

Độ dày 3.0mm x bề rộng 300mm x chiều dài 50m 

Cuộn màn nhựa PVC trắng trong

Cuộn màn nhựa PVC màu vàng cam

Cuộn màn nhựa PVC màu xanh dương

Màu sắc: Cuộn màn nhựa PVC có các màu sắc cơ bản: Trắng trong, vàng cam, xanh dương.

Rèm nhựa PVC phổ biến nhất

  • Rèm PVC dày 1.5mm, rộng 200mm, xếp lớp 5cm: Loại rèm này thường được sử dụng với các loại cửa ở vị trí không có gió và diện tích cửa thường dưới 5m2.
  • Rèm PVC dày 2.0mm, rộng 200mm, xếp lớp 5cm: Loại rèm này thường được sử dụng với các loại cửa ở vị trí ít gió và diện tích cửa thường từ 5m2 trở lên.

Rèm nhựa PVC dày 1.5mm, xếp lớp 5cm

Rèm nhựa PVC dày 2.0mm, xếp lớp 5cm

Ngoài ra với các loại rèm có độ dày và bề rộng khác có thể được xếp lớp 5cm hoặc 10cm tùy theo nhu cầu sử dụng của Quý khách hàng.

Hướng dẫn cách gia công bộ rèm nhựa PVC

Bước 1: Tính toán số lượng lá rèm PVC đối với rèm bản rộng 200mm

Sử dụng công thức: Số lá rèm = Chiều rộng cửa/15cm (Đối với cửa xếp lớp 5cm)

Số lá rèm = Chiều rộng cửa/10cm (Đối với cửa xếp lớp 10cm)

Khi đó chiều ngang phủ của rèm = Số lá rèm x 15cm + 5cm lá rèm cuối.

Số cặp bát treo = Số lá rèm, Chiều dài thanh treo rèm = chiều ngang phủ của rèm.

Sau đó tiến hành cắt đúng số lượng các lá rèm đã tính với chiều dài lá rèm bằng đúng chiều cao của cửa.

Bước 2: Tiến hành khoan các lá rèm PVC

Ở bước này ta cần đặt áp tấm bát treo lên đầu lá rèm để khoan các vị trí lỗ trên lá rèm đúng các vị trí lỗ của tấm bát treo.

Bước 3: Tiến hành đóng các lá rèm PVC

Sử dụng cặp bát treo và đinh tán nhôm hoặc đinh rút đóng chặt các đầu lá rèm gắn liền với bát treo hoàn thành lá rèm hoàn chỉnh.

Hướng dẫn treo bộ rèm nhựa PVC:

Bước 1: Treo thanh treo rèm PVC

Trên thanh treo đã được khoan các lỗ với khoảng cách cố định: Ta chỉ việc ướm vào mép cửa, đánh dấu và tiến hành khoan, đóng vít nở treo cố định, chắc chắn thanh treo lại.

Ở bước này cần lưu ý là thanh treo phải được treo thẳng, cố định và chắc chắn vì nó có tác dụng giữ toàn bộ trọng lượng của bộ rèm.

Bước 2: Tiến hành treo các dải nhựa Rèm PVC

Tấm rèm nhựa mỏng với trọng lượng khá nhẹ nên ta hoàn toàn có thể dễ dàng treo vào vào các móc treo có sẵn trên thanh treo với khoảng xếp lớp 5cm hoặc 10cm tùy theo yêu cầu.

Bước 3: Sửa lại chân rèm nhựa PVC

Sau khi đã treo xong tấm rèm, ta cần sửa lại chân rèm cho các tấm rèm có chân bằng nhau, có thể sử dụng kéo hoặc dao dọc giấy cắt bớt chân rèm sao cho chân rèm sát với mặt đất hoặc chân rèm cao hơn mặt đất khoảng 1-2cm để khi qua lại chân rèm không bị quệt xuống đất gây xước chân rèm.

Để được tư vấn cụ thể về cách gia công cũng như lắp đặt bộ rèm hoàn chỉnh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ số Hotline: 0886.779.000 để được tư vấn chi tiết nhất.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận

0886.779.000